Tổng quan Khu Tâm linh chùa Tam Chúc

Quần thể danh thắng Tam Chúc là một khu du lịch tâm linh hấp dẫn tại Việt Nam, định hướng phát triển sẽ trở thành di sản thế giới.

Hà Nam là một tỉnh của Việt Nam luôn được mọi người biết đến là một mảnh đất yên bình, chân chất. Người dân Hà Nam luôn hiền hòa và cực kì mến khách. Mặc dù du lịch Hà Nam không phát triển như nhiều tỉnh thành khác tại Việt Nam nhưng mỗi năm vẫn có rất đông du khách đến với mảnh đất này. Trong thời gian gần đây, Hà Nam càng trở nên hấp dẫn nhờ vào khu du lịch chùa Tam Chúc. Nơi được mệnh danh là trung tâm văn hóa Phật giáo lớn nhất thế giới, nơi đây không chỉ có cảnh quan thiên nhiên đẹp tựa chốn bồng lai mà còn là nơi nuôi dưỡng, phát triển, truyền bá những giá trị văn hóa  Phật Giáo trên tầm quốc tế.

Tam Chúc là một khu du lịch tâm linh hấp dẫn tại Việt Nam

Chùa Tam Chúc nằm ở đâu?

Chùa Tam Chúc nằm trong quần thể danh thắng Tam Chúc, nơi đây có vị trí rất đặc biệt. Có thể xem chùa Tam Chúc như là một cầu nối giữa chùa Hương với chùa Bái Đính, Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình. Chùa nằm ở thị trấn Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam, cách chùa Bái Đính 30km về phía Nam, cách chùa Hương 4,5km về phía Bắc. 

Quần thể Tam Chúc có tổng diện tích gần 5000 ha, bao gồm hồ nước: 1000 ha; núi rừng tự nhiên: 3000 ha; các thung lũng: 1000 ha. Nơi đây có ngôi chùa lớn nhất thế giới, với cảnh quan hùng vĩ, “tiền lục nhạc, hậu thất tinh”, mặt trước có 6 quả núi giữa lòng hồ, tương truyền rằng đây là 6 quả chuông của nhà trời đưa xuống, mặt sau có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh trăng về ban đêm. Một điều đặc biệt nữa, ngôi chùa này do rất nhiều những thợ thủ công lành nghề của Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo tổ chức thi công.

Những khu vực chính của chùa Tam Chúc

Cổng Tam Quan Ngoại 

Đón tiếp các phật tử, khách du lịch ngay khi vừa đến với quần thể danh thắng tâm linh Tam Chúc chính là cổng Tam Quan Ngoại đồ sộ, kiên cố với nhưng hoa văn mang đặc trưng của chùa Tam Chúc nơi đây.

Tam Quan Ngoại khi hoàng hôn

Cổng Tam Quan Nội

Xét về sự đồ sộ với cổng Tam Quan Ngoại thì cổng Tam Quan Nội tại chùa Tam Chúc trong quần thể danh thắng tâm linh Tam Chúc cũng không kém phần. Khác với cổng Tam Quan Ngoại, cổng Tam Quan Ngoại được xây dựng chủ yếu bằng gỗ tạo cảm giác thân thiện, dễ chịu.

Cổng Tam Quan Nội khi lên điện

Vườn cột kinh

Đi qua cổng Tam Quan Nội, du khách phật từ sẽ bắt gặp ngay vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12m nặng 200 tấn. Hiện tại đang xây dựng được khoảng 36 cột kinh cho các nghệ nhân lành nghề Việt Nam tạc và dựng.

Vườn cột kinh khổng lồ

Điện Quán Âm

Ngôi điện đầu tiên quý phật tử, khách du lịch đến tham quan chính là Điện Quan Âm. Nơi đây có pho tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đồng nguyên khối nặng 100 tấn.

Tượng Phật Quan Âm và những bức phù điêu bằng đá

Điện Giáo Chủ

Nằm trên trục thần đạo chùa Tâm Chúc tiếp theo chính là Điện Giáo Chủ. Nơi đây thờ Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nguyên khối nặng 150 tấn.

Không gian bên trong Điện Giáo Chủ

Điện Tam Thế

Điện Tam Thế có chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400 mét vuông giúp cho 5.000 phật tử có thể hành lễ cùng một lúc. Trong điện hiện đang đặt 3 bức tượng phật được làm bằng đồng tượng trưng cho “Quá khứ, hiện tại. tương lai”. Mỗi bức có trọng lượng lên đến 80 tấn. Phía sau mỗi bức tượng Phật là một cánh sen dát vàng.

Ba bức tượng khổng lồ tại Điện Tam Thế

Chùa Ngọc

Chùa Ngọc hay còn gọi là Đàn Tế Trời là một trong những hạng mục chính của chùa Tam Chúc. Chùa Ngọc được xây dựng trên đỉnh ngọn núi Thất Tinh. Để lên được chùa thì du khách sẽ phải leo khoảng 200 bậc thang làm bằng đá thì mới đến nơi.Trong chùa hiện đang đặt 3 bức tượng Phật được làm hoàn toàn từ đá granit, nhập khẩu từ Ấn Độ về cùng với một pho tượng Phật được làm bằng ngọc vô cùng quý hiếm.

Chùa Ngọc về đêm

Đình Tam Chúc

Đây là khu vực thờ hoàng hậu nhà Đinh có tên Dương Thị Nguyệt. Theo tương truyền trước kia trong cuộc chiến dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Linh đã đến đây để chiêu mộ binh mã. Khi thắng trận và lên ngôi hoàng đế, nhà vua đã ra lệnh cho xây đền thờ tại đây.

Đình Tam Chúc buổi chiều thu

Trung tâm Hội nghị quốc tế Vesak

Công trình này được xây dựng với mô hình giống chiếc thuyền nổi trên mặt hồ với sức chứa 2.600 người, là nơi diễn ra các hoạt động chính của Vesak 2019.

Nguồn: http://chuatamchuc.vn/gioi-thieu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button